Cây mai vàng là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.
Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 – 18 cánh, gọi là “mai núi”. Ở Tây Nguyên, mai núi phân bố khá phổ biến. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy”. Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động”. Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là “mai sẻ”. Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ còn phải nhắc đến “mai chùm gởi”. Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau, tạo thành chùm. Người ta gọi loài này là “mai tỳ bà” hay “mai vương”. Hiện nay ở vùng Nam Bộ có rất nhiều giống mai
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.